Đăng nhập Đăng ký
Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản
Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản
  • Tin tức
  • I Tiếp thị & Tiêu dùng I
    • Bảo vệ người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Thị trường
    • Thương hiệu mạnh
  • Kinh tế
    • Chứng khoán
    • Tài chính - ngân hàng
  • Doanh nhân
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bất động sản
    • Thị trường
    • Dự án
    • Nội - ngoại thất
  • Văn hóa - du lịch
    • Văn hóa
    • Du lịch
    • Món ngon
    • Đời sống
  • Giáo dục - sức khỏe
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
  • Xe & công nghệ
    • Xe
    • Công nghệ
  • Thể thao
  • Giải trí
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • THỊ TRƯỜNG
  • Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản

Ngày đăng: 07:18 AM, 21/12/2021 - Lượt xem: 846

Ảnh hưởng từ gánh nặng nợ nần của một công ty phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc đã lan tới "huyết mạch" quan trọng trong động cơ của ngành công nghiệp quốc gia này – lĩnh vực THÉP – và bắt đầu lan sang các ‘bộ phận’ quan trọng khác của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản

Cuộc khủng hoảng bảng cân đối kế toán lan rộng tại các công ty bất động sản là một hồi chuông cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách vì bất kỳ ảnh hưởng nào đến ngành thép sẽ có tác động đáng kể đối với nền kinh tế Trung Quốc, với xi măng, thủy tinh và các thiết bị gia dụng đều dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm.

Giá thép đã giảm từ mức cao kỷ lục hồi đầu năm do nhu cầu chậm lại từ hoạt động xây dựng - vốn chiếm hơn một nửa lượng tiêu thụ kim loại tại nước này, trong khi giá cổ phiếu của các nhà sản xuất thép cũng bị ảnh hưởng.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu của các công ty lớn của Trung Quốc trong những tháng gần đây cũng thoái lui từ mức cao, do nhu cầu và giá nguyên liệu đều giảm.

Tính nhạy cảm cao độ của thép đối với các dòng tiền cũng như dòng chảy trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất khiến thép trở thành một yếu tố được theo dõi chặt chẽ ở Trung Quốc. Ngành này đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại kể từ quý II. Các công ty thép cũng là những nhà tuyển dụng lớn, sử dụng nhiều nhân lực lao động và hỗ trợ tích cực cho chuỗi cung ứng khổng lồ của Trung Quốc.

Thêm một ‘cú đấm’ vào lĩnh vực thép khi các nhà phát triển bất động sản giảm đầu tư vào các dự án để tiết kiệm tiền mặt để giảm thiệu rủi ro trở thành những ‘con nợ khổng lồ’ như China Evergrande Group.

Qi Xiaoliang, một nhà kinh doanh thép có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: "Chúng tôi thường dự trữ các sản phẩm thép vào mùa đông với giá tương đối thấp và bán trở lại thị trường sau kỳ nghỉ năm mới, khi tiêu thụ hồi phục trở lại. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi chỉ có thể mua lượng nhỏ để cầm cự". Ông cho biết thêm: "Thị trường bất động sản năm 2022 dự báo vẫn còn nhiều bất ổn và tình hình dự kiến sẽ không thể đảo ngược hoàn toàn trong vòng 6 đến 12 tháng nữa".

Trong quý cuối cùng của năm 2021, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề, hơn bất cứ lúc nào trong quá khư, khi sự bất ổn trong lĩnh vực này làm rung chuyển tâm lý người mua - vốn đã yếu ớt, với nguồn cung nhà ở chưa bán được tại 100 thành phố lớn nhất của Trung Quốc tháng 11/2021 lên đến mức cao nhất trong 5 năm.

Nhu cầu mua nhà dự kiến sẽ còn giảm hơn nữa vào năm 2022, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất sản phẩm gia dụng ở hạ nguồn.

Sản lượng xi măng đã giảm khoảng 16% trong giai đoạn tháng 9-11/2021 so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn cả cùng kỳ năm 2017 và 2019. Nhu cầu máy xúc đất cũng giảm trong những tháng gần đây.

Tác động lây lan từ sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản ngày càng tăng lên, lan đến cả những lĩnh vực khác. Ví dụ, trong ngành công nghiệp thiết bị gia dụng, sản lượng tủ lạnh trong giai đoạn tháng 5 – 11/2021 cũng giảm so với cùng kỳ.

Từ thịnh vượng thành sa sút

Các nhà sản xuất thép nằm trong số những doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trong toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc trong ba quý đầu năm 2021, với 28 nhà máy thép lớn niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc thu về lợi nhuận ròng hơn 106 tỷ nhân dân tệ (16,61 tỷ USD), tăng 174% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 129% so với trước khi xảy ra đại dịch – năm 2019.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 2.

Lợi nhuận của các nhà máy lớn thép niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc đã tăng vọt trong 9 tháng đầu năm 2021.

Nhưng thời kỳ bùng nổ trong lĩnh vực thép đã qua. Hoạt động bắt đầu xây dựng mới (tính theo diện tích sàn) bắt đầu giảm kể từ tháng 7 năm nay (so với cùng kỳ năm trước) - kỳ giảm dài nhất kể từ năm 2015.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 3.

Tăng trưởng đầu tư bất động sản và các công trình xây dựng mới ở Trung Quốc tính theo diện tích sàn đã giảm trong những tháng gần đây trong bối cảnh khủng hoảng vỡ nợ của các chủ đầu tư và sự kiểm soát của Chính phủ.

Sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản đã làm sản lượng thép thô hàng tháng của Trung Quốc giảm hơn 20% kể từ tháng 9.

 

Vận may của những chủ sở hữu của các tài sản liên quan đến thép và hàng hóa kỳ hạn tương lai – vốn luôn được thị trường theo dõi chặt chẽ - đã đổi chiều.

Sau khi tăng khoảng 90% cho đến giữa tháng 9, chỉ số cổ phiếu thép CSI đã giảm 27% kể từ đó, trong khi giá thép cây và thép cuộn - vật liệu dùng trong xây dựng – kỳ hạn tương lai đã giảm lần lượt 24% và 31% so với mức cao lịch sử, mất đi toàn bộ những gì có được trong năm nay.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 4.

Sản lượng thép cây của Trung Quốc giảm trong những tháng gần đây đi xuống do nhu cầu thị trường bất động sản giảm sút.

Khi giá thép lao dốc, giá các nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất thép giảm theo, với giá quặng sắt trên sàn Đại Liên đã mất hơn 45% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 5.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 5.

Lợi nhuận cộng dồn của mặt hàng thép thanh vằn đã bắt đầu có xu hướng giảm so với mức đỉnh vào cuối tháng 9.

Triển vọng không chắc chắn

Các lĩnh vực liên quan đến bất động sản - lĩnh vực đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 28% GDP CỦA năm 2021 - đã giảm so với mức đỉnh cao gần đây nhất là 35% vào năm 2016.

Theo Moody's, tỷ trọng GDP được chia nhỏ thành 7% đóng góp trực tiếp từ bất động sản và 21% đóng góp gián tiếp từ xây dựng và thông qua các ngành dọc theo chuỗi cung ứng như máy móc và thiết bị.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 6.

Giá nhà của Trung Quốc cho thấy sự yếu kém hiếm có khi ngành xây dựng trở thành nặng nợ.

Một công ty tư vấn của chính phủ dự báo nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ giảm 0,7% vào năm 2022, sau khi dự kiến giảm 4,7% trong năm nay.

Các nhà phân tích của Fitch Solutions trong một thông báo gửi tới khách hàng của mình gần đây cũng cảnh báo rằng bất cứ sự gia tăng quy định nào đối với tín dụng cũng có thể làm giảm nhu cầu các kim loại được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, vì các nhà phát triển bất động sản đã mất khả năng thanh toán cho nguyên liệu thô giá cao.

Nếu việc thu hẹp chi tiêu cho xây dựng tiếp tục kéo dài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thiết bị và hàng hóa trắng (white goods, như máy giặt, tủ lạnh…), vốn là thành phần quan trọng của các cơ sở sản xuất vốn đặc biệt quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc.

Ngành thép Trung Quốc bắt đầu ‘ngấm đòn’ khủng hoảng nợ bất động sản - Ảnh 7.

Sản lượng thép, xi măng và các thiết bị chủ chốt của Trung Quốc năm 2021 so với 2020.

Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Châu Á của HSBC, cho biết: "Xây dựng, bất động sản đã trở thành động lực của nền kinh tế Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ nay. Với việc hoạt động xây dựng có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong một thời gian nữa, tăng trưởng của nền kinh tế này chắc chắn sẽ ‘nhảy số lùi’ từ 1 đến 2 điểm phần trăm."

 

 

Tham khảo: Refinitiv

Tiêu thụ thép trong nước giảm, xuất khẩu tăng

Vũ Ngọc Diệp

Theo Nhịp sống kinh tế

Tin tức cùng danh mục

Giá vàng ngày 5/9/2022: Đúng như dự báo, vàng giảm phiên đầu tuần

Giá vàng ngày 5/9/2022: Đúng như dự báo, vàng giảm phiên đầu tuần

10:18 AM, 05/09/2022
Giá vàng thế giới ngày 5/9, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.709 USD/ounce - giảm 3 USD/ounce.
Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD giảm nhẹ

07:50 AM, 09/09/2019
Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD giảm nhẹ sau khi dữ liệu việc làm trong tháng 8 tăng ít hơn dự kiến.
Giá vàng ngày 21/7/2021: Tiếp tục giảm

Giá vàng ngày 21/7/2021: Tiếp tục giảm

10:59 AM, 21/07/2021
Giá vàng thế giới ngày 21/7, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.809 USD/ounce - giảm 2 USD/ounce.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 9/3/2021: Đồng USD tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 9/3/2021: Đồng USD tăng mạnh

08:54 AM, 09/03/2021
Đồng USD tăng giá trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực mới về trên thị trường lao động với 379 ngàn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra, cao hơn rất nhiều con số dự báo 182 ngàn được đưa ra trước đó.
https://cjkconcept.vn/
Tin tức xem nhiều
Dự án Saigon One Tower sắp hồi sinh?

Dự án Saigon One Tower sắp hồi sinh?

Giá vàng hôm nay 9-2: Tiếp tục nhảy vọt khi giá dầu thô tăng mạnh, USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 9-2: Tiếp tục nhảy vọt khi giá dầu thô tăng mạnh, USD suy yếu

Siết chặt quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư

Siết chặt quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư

Thị trường đông trùng hạ thảo

Thị trường đông trùng hạ thảo "loạn" giá, chất lượng bị thả nổi?

Xe máy Honda Wave 110i nhập Thái rớt giá

Xe máy Honda Wave 110i nhập Thái rớt giá

  • Tin tức
  • I Tiếp thị & Tiêu dùng I
  • Kinh tế
  • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Văn hóa - du lịch
  • Giáo dục - sức khỏe
  • Xe & công nghệ
  • Thể thao
  • Giải trí
Tin tức - sự kiện
Kinh tế - thị trường
Bất động sản
Văn hóa - du lịch
Giáo dục - sức khỏe
Xe & công nghệ
Thể thao
Giải trí

 

Thông tin liên hệ: [email protected]

     
© Bản quyền thuộc về Tiếp Thị Tiêu Dùng.

!

Đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.