Đăng nhập Đăng ký
Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.HCM chưa mở rộng vì nhiều
Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.HCM chưa mở rộng vì nhiều
  • Tin tức
  • I Tiếp thị & Tiêu dùng I
    • Bảo vệ người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Thị trường
    • Thương hiệu mạnh
  • Kinh tế
    • Chứng khoán
    • Tài chính - ngân hàng
  • Doanh nhân
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bất động sản
    • Thị trường
    • Dự án
    • Nội - ngoại thất
  • Văn hóa - du lịch
    • Văn hóa
    • Du lịch
    • Món ngon
    • Đời sống
  • Giáo dục - sức khỏe
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
  • Xe & công nghệ
    • Xe
    • Công nghệ
  • Thể thao
  • Giải trí
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Kinh doanh
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.HCM chưa mở rộng vì nhiều "nút thắt"

Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.HCM chưa mở rộng vì nhiều "nút thắt"

Ngày đăng: 05:40 AM, 25/09/2021 - Lượt xem: 998
Không ít cửa hàng tại TP.HCM đã mở cửa thì gặp phải các khó khăn như khách hàng giảm sút, thiếu nhân sự do người lao động trở về quê tránh dịch, chi phí tăng do xét nghiệm định kỳ và phải thực hiện "3 tại chỗ".

Tại TP.HCM, loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được phép mở cửa trở lại từ ngày 8/9 và chỉ được bán mang đi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh vẫn rất thận trọng, e dè, thậm chí là "án binh bất động" để xem xét tình hình. Không ít cửa hàng đã mở cửa thì gặp phải các khó khăn như khách hàng giảm sút, thiếu nhân sự do người lao động trở về quê tránh dịch, chi phí tăng do xét nghiệm định kỳ và phải thực hiện "3 tại chỗ".

Nhiều chuỗi cà phê gặp khó khi đón người lao động trở lại bán hàng

Mở cửa dè dặt vì thiếu lao động và chi phí tăng cao

Nếu trước đây đường Nguyễn Gia Trí (D2 cũ) thuộc phường 25, quận Bình Thạnh được xem là một trong những con đường ăn uống sầm uất đối với sinh viên TP.HCM, thì nay chưa tới 20% số cửa hàng mở lại để bán đồ ăn qua ứng dụng giao đi. Nhiều cửa hiệu thức ăn nhanh đông khách, nay vẫn "cửa đóng then cài", thận trọng thăm dò trước khi hoạt động trở lại. Mở cửa sớm hơn chủ yếu là những hàng bán bún và bánh mì truyền thống…

Chị Nguyễn Trúc My, chủ quán Bún cá Nha Trang trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh cho biết, gần một tuần sau khi TP cho phép bán đồ ăn mang đi, chị mới tìm được các loại nguyên liệu cơ bản để chế biến. Việc tiếp cận nguyên liệu hạn chế, lúc có lúc không do phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp và lượng khách đặt mua giảm sút do ảnh hưởng của dịch khiến chị My lo lắng.

Nhiều cửa hàng trước đây có 2 đến 3 chi nhánh thì nay đóng bớt hoặc chỉ tập trung vào 1 điểm duy nhất vì thiếu nhân sự. Diện tích kinh doanh khiêm tốn nên dù có tìm được lao động thì các cửa hàng nhỏ cũng rất khó để bố trí cho nhân viên ở lại theo tiêu chí "3 tại chỗ". Thực tế này diễn ra hầu hết tại các quận huyện, kể cả ở vùng xanh.

Khi chưa thể cân đong bài toán lời, lỗ thì đóng cửa vẫn là giải pháp an toàn của nhiều cửa hàng ăn uống quy mô lớn

Anh Lê Quang Doan, chủ một quán cơm miền Bắc tại Quận 7 cho hay, để tiết giảm chi phí, anh và người nhà phải tự làm hết mọi việc. Anh Doan bày tỏ hy vọng khi TP kiểm soát được dịch bệnh, các quy định kinh doanh cũng sẽ được nới lỏng hơn/

Không chỉ những hàng ăn, quán nước nhỏ gặp khó khi vừa bán hàng vừa thực hiện các biện pháp phòng dịch, một số chuỗi lớn trong ngành ăn uống tại TP.HCM quay lại kinh doanh cũng không hề dễ dàng. Chuỗi cà phê Ông Bầu là một ví dụ. Chuỗi này có hơn 100 cửa hàng và quán cà phê nhượng quyền tại TP.HCM, nhưng đến nay chưa đến 5% số cửa hàng mở lại. Ông Lương Trọng Cần, Giám đốc Điều hành chuỗi cà phê Ông Bầu cho biết, ở thời điểm tháng 6, kênh bán hàng qua các ứng dụng chỉ đóng góp từ 10% đến 15% vào tổng doanh thu. Sau thời gian dài đóng cửa, các chủ cửa hàng nhượng quyền sẽ dựa trên hiệu quả kinh doanh trực tuyến mà quyết định có hoạt động lại ở thời điểm này hay không. Hơn nữa, tình trạng “khát” lao động cũng đang là nút thắt khiến nhiều cửa hàng chưa thể mở cửa.

Tăng độ phủ vaccine, từng bước phục hồi kinh doanh ăn uống

Theo một số chuyên gia kinh tế, khác với nhóm các doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng hơn trong việc áp dụng các giải pháp phòng dịch như camera giám sát hay "3 tại chỗ"…, các quán ăn uống tại TPHCM có mức phân tán trong dân cư rất cao, từ các hẻm đến nhiều con đường lớn và hầu hết có quy mô nhỏ. Theo ông Trần Bằng Việt, chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện nay có thể chia các nhà hàng, quán ăn thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, bản thân người chủ, đồng thời là người lao động, việc bán mang đi giúp họ duy trì doanh thu ở mức tối thiểu để trang trải chi phí. Nhóm thứ 2 là các chuỗi, có khả năng sắp xếp, lo cho nhân công chỗ ở, xét nghiệm định kỳ, nhưng trở ngại lớn nhất là thiếu lao động.

Thiếu tài xế, các quán ăn bán hàng qua ứng dụng trực tuyến lo lắng tình trạng huỷ đơn

Do ảnh hưởng dịch bệnh khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, lợi nhuận ngành thực phẩm giảm xuống, thêm vào đó, chi phí dành cho "3 tại chỗ" và xét nghiệm cũng là áp lực không nhỏ với cả 2 nhóm trên. Theo ông Trần Bằng Việt, cho dù các chủ cửa hàng có đầy đủ giải pháp để phòng dịch, thì mức độ hồi phục dịch vụ ăn uống đến đâu còn phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêm chủng ở TP.HCM:

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang trông chờ tình hình dịch bệnh được kiểm soát tại TP.HCM, việc giãn cách sớm được nới lỏng. Lộ trình mở cửa cho các cửa hàng ăn uống phụ thuộc rất lớn vào kết quả thí điểm ở các vùng xanh và khi tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng được nâng lên trong thời gian tới./.

 
 
 
 
 
Theo Việt Hùng/VOV-TPHCM

Tin tức cùng danh mục

BEST Express mách shop bí quyết đóng hàng an toàn

BEST Express mách shop bí quyết đóng hàng an toàn

10:59 AM, 15/04/2023
Chuẩn bị cho đợt sale lớn mừng đại lễ 30/4, các shop online đang chia sẻ cho nhau bí quyết chọn đối tác chuyển phát nhanh để đảm bảo giao hàng nhanh, an toàn.
Bộ Công Thương yêu cầu rà soát dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện

09:58 AM, 05/03/2022
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát danh mục các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã có trong quy hoạch.
Lan đột biến tiền tỷ biến thành 'của nợ'

Lan đột biến tiền tỷ biến thành 'của nợ'

10:59 AM, 27/08/2021
Dịch bệnh COVID-19 hoành hành làm lan đột biến mất giá 7 - 8 lần, những người trót đổ tiền ra mua để nuôi mộng làm giàu giờ chỉ biết ngậm ngùi ngắm và lo trả nợ.
An Dương Thảo Điền rót thêm vốn vào chủ sở hữu xà bông Cô Ba

An Dương Thảo Điền rót thêm vốn vào chủ sở hữu xà bông Cô Ba

10:15 AM, 11/11/2020
An Dương Thảo Điền đang muốn mua thêm 17,8% vốn góp của công ty sở hữu thương hiệu Xà bông Cô Ba.
https://cjkconcept.vn/
Tin tức xem nhiều
Dự án Saigon One Tower sắp hồi sinh?

Dự án Saigon One Tower sắp hồi sinh?

Giá vàng hôm nay 9-2: Tiếp tục nhảy vọt khi giá dầu thô tăng mạnh, USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 9-2: Tiếp tục nhảy vọt khi giá dầu thô tăng mạnh, USD suy yếu

Siết chặt quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư

Siết chặt quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư

Thị trường đông trùng hạ thảo

Thị trường đông trùng hạ thảo "loạn" giá, chất lượng bị thả nổi?

Xe máy Honda Wave 110i nhập Thái rớt giá

Xe máy Honda Wave 110i nhập Thái rớt giá

  • Tin tức
  • I Tiếp thị & Tiêu dùng I
  • Kinh tế
  • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Văn hóa - du lịch
  • Giáo dục - sức khỏe
  • Xe & công nghệ
  • Thể thao
  • Giải trí
Tin tức - sự kiện
Kinh tế - thị trường
Bất động sản
Văn hóa - du lịch
Giáo dục - sức khỏe
Xe & công nghệ
Thể thao
Giải trí

 

Thông tin liên hệ: [email protected]

     
© Bản quyền thuộc về Tiếp Thị Tiêu Dùng.

!

Đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.